Những món ăn đặc sản Hà Giang nổi tiếng nhất
1. Thắng dền
Nguyên liệu chính của Thắng Dền là gạo nếp hương huyện Yên Minh. Đây là loại gạo có hình dạng to, trắng tròn và chắc hạt, khi nấu sẽ dẻ thơm và có vị ngon ngọt.
Bên trong những viên nếp dẻo, đặc là những loại nhân khác nhau, từ đậu xanh, đậu đỏ,... Khi cho vào miệng nhai, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dẻo và vị ngọt nhẹ cùng hương thơm gạo nếp thoang thoảng.
Để thưởng thức ngon miệng hơn, bạn có thể thêm một chút nước đường hoa mai nấu gừng hoặc nước cốt dừa, vừng và lạc rang nhé.
Địa chỉ gợi ý: 154 Trần Hưng Đạo - Thắng Dền Bà Béo.
Giá thắng dền hiện nay dao động khoảng: 25.000 – 50.000 VNĐ/ bát.
2. Thắng Cố
Theo truyền thống, Thắng Cố được chế biến từ lòng ngựa. Nhưng đến nay, để phục vụ du khách và đảm bảo hương vị phù hợp với mọi người nên những chủ quán ở đây đã dùng nguyên liệu là thịt trâu, bò, lợn để thay thế. Vì thành phần chủ yếu là thịt nên Thắng Cố có nghĩa là canh thịt.
Thứ tinh túy nhất trong món Thắng Cố là nước dùng - được ninh từ xương và lục phủ ngũ tạng. Nếu bạn lần đầu nếm thử món này thì sẽ hơi khó ăn vì Thắng Cố có mùi ngai ngái của nội tạng bò, heo. Nhưng nếu càng ăn, bạn sẽ bị ghiền không lối thoát!
Để tạo nên món Thắng Cố thơm ngon, bổ dưỡng, người dân nơi đây thường dùng kết hợp 12 loại gia vị đặc trưng miền núi: lá chanh, hoa hồi, thảo quả,... Với vị ngọt bùi của thịt, cay thanh của nước hầm và mùi hương độc đáo của những hương vị hòa quyện, đã làm thổn thức biết bao du khách thập phương.
Địa chỉ gợi ý: Chợ Đồng Văn - Thị trấn Đồng Văn, Hà Giang.
Giá thắng cố tại Hà Giang khoảng : 30.000 - 50.000 VNĐ/ bát.
3. Thịt Trâu Gác Bếp
Thịt trâu gác bếp chính là món ăn truyền thống làm nên thương hiệu của đặc sản Hà Giang. Thịt trâu gác bếp mang đậm phong cách ẩm thực của dân tộc Thái.
Đây không chỉ là món ăn hàng ngày của đồng bào sống ở vùng cao phía Bắc mà còn thường xuất hiện trong các lễ hội hay cúng tế và làm quà biếu cho khách quý.
Hương vị của thịt trâu gác bếp như chính tên gọi của nó - gia vị tẩm ướp hạt mắc khén tê cay, thịt trâu tươi ngọt đậm và mùi khói bếp đặc trưng của miền núi. Phần thịt bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng bên trong lại có màu đỏ bắt mắt và đậm vị.
Giá thịt trâu gác bếp Hà Giang dao động từ 800,000 dến 1,100,000 VNĐ. Địa chỉ tham khảo: Chợ phiên hoặc hỏi mua ở các hộ dân.
Xem thêm : Đặc sản Điện Biên
4. Lạp xưởng gác bếp
Người dân nơi đây thường làm lạp xưởng gác lên bếp để bảo quản thịt lâu hơn. Nguyên liệu chính của lạp xưởng gác bếp là thịt lợn vai bỏ bì. Nhân lạp xưởng được làm từ thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông băm nhỏ, tẩm ướp gia vị - hành giã nhuyễn phi thơm và hạt mắc khén.
Thế nên, món ăn ngậy thịt mang đậm mùi khói bếp và hương tắc mật ngon ngọt. Để cho ra thành phẩm, người dân phải hun khói trên gác bếp liên tục từ 12 giờ - 14 giờ cho gia vị thấm vào thịt.
Địa chỉ gợi ý: Chợ Xín Mần - Trung tâm Thị trấn Cốc Pài, Hà Giang.
Giá lạp xưởng Hà Giang dao động khoảng : 250.000 – 300.000 VNĐ/ 500gr.
5. Phở chua
Trước kia, phở chua là món điểm tâm của người Trung Quốc. Sau đó mới du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là các vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn,... Nguyên liệu chính của phở chua là gạo nếp hương và nước sốt chua ngọt kết hợp với thịt xá xíu, thịt quay, lạp xưởng và ớt xào.
Để có mùi vị đặc trưng của món phở chua, người dân thường làm nước sốt chua ngọt từ hỗn hợp giấm pha đường, bột sắn và các gia vị miền núi. Khi ăn, du khách có thể dùng kèm với rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ nạo,... để có thể thưởng thức trọn vẹn đặc sản Hà Giang.
Địa chỉ gợi ý: Chợ Đồng Văn.
Giá phở chua : 30.000 – 50.000 VNĐ/ bát.
6. Bánh tam giác mạch
Tam giác mạch nổi tiếng là một trong những loài hoa biểu tượng của vùng Đông Bắc Hà Giang. Bánh tam giác mạch vì thế cũng trở thành đặc sản của mảnh đất này.
Bạn có thể bắt gặp những chiếc bánh này ở bất cứ đâu khi đến chợ địa phương. Không chỉ có màu đặc trưng là màu tím mà bánh tam giác mạch còn có màu trắng, màu vàng,... khác nhau.
Khi cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị béo béo của bánh mềm xốp cùng mùi hăng đặc trưng của hoa tam giác mạch. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh, bạn có thể ăn kèm với Lợn cắp nách hoặc Thắng Cố,...
Giá bánh tam giác mạch là 15,000đ/cái
7. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Bánh cuốn thường xuyên là món dùng để ăn sáng và ăn trưa của không chỉ người dân mà còn được du khách ưa thích. Vỏ bánh được làm từ bột gạo hấp trắng mỏng, mềm mịn và rất thơm. Bên trong bánh cuốn là nhân thịt năm cùng mộc nhĩ.
hác với miền xuôi, bánh cuốn hà Giang được dùng với nước chấm hầm từ xương. Khi ăn, bạn nên dùng kèm với hành khô và rau thơm.
Địa chỉ: Bánh Cuốn Bà Hà - 31 Phố Cổ, Đồng Văn.
Giá bánh cuốn phố cổ Đồng Văn hiện nay : 30.000 - 50.000 VNĐ/ dĩa.
8. Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu được làm từ củ ấu tẩu ngâm trong nước vo gạo và đun nhão. Khi nấu lên, phần gạo, thịt lợn băm nhuyễn và ấu tẩu sẽ cho ra món cháo màu nâu nhạt và có mùi thơm đậm.
Vốn dĩ ấu tẩu là một loại củ có độc tố cao, nhưng với kinh nghiệm chế biến gia truyền, ấu tẩu trở thành một nguyên liệu đặc biệt, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Để nước hầm thêm ngon ngọt, người dân thường hầm củ ấu tẩu cùng gạo thơm dẻo và chân giò. Vì thế, cháo ấu tẩu không chỉ mang hương vị đặc trưng Hà Giang mà còn giúp bồi bổ sức khỏe. Khi ăn, bạn có thể dùng kết hợp với một quả trứng, tiêu, ớt,...
Địa chỉ: Tổ 5 Trần Hưng Đạo, P. Nguyễn Trãi, Hà Giang.
Giá cháo ấu tẩu tại Hà Giang: 30.000 - 50.000 VNĐ/ tô
9. Bánh chưng gù
Bánh chưng gù không chỉ là đặc sản Hà Giang nổi tiếng mà còn là biểu tượng văn hoá của người Dao Đỏ. Hình ảnh “gù” đã nói lên sự vất vả, tần tảo và chịu thương, chịu khó của người phụ nữ vùng cao khi hàng ngày phải gánh gùi trên lưng để đi rẫy hái ngô, gặt lúa,...
Mang ý nghĩa văn hoá dân tộc sâu sắc nên bánh chưng gù Hà Giang không thể trộn lẫn với bất cứ loại bánh chưng của các vùng khác. Nguyên liệu chính để làm nên bánh chưng gù là gạo nếp, đậu xanh và thịt mỡ.
Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng gù chỉ được gói một lớp lá bên ngoài. Đặc biệt, bánh chưng gù được gói bằng lá dong riềng nên có màu xanh đặc trưng và rất bắt mắt.
Địa chỉ: Chợ Mèo Vạc.
Giá bánh chưng gù Hà Giang: 20.000 VNĐ/ cái.
10. Cơm Lam Bắc Mê
Cơm lam Bắc Mê, món đặc sản Hà Giang, là lựa chọn ưa thích của du khách. Để chế biến cơm lam Bắc Mê không khó, chỉ cần ngâm gạo nếp, vo sạch và rắc muối. Gạo nếp sau đó được đặt vào ống tre, trúc và nướng trên bếp than hồng.
Quá trình nướng cần xoay đều để nhiệt lan tỏa quanh vỏ tre, trúc. Hương thơm của cơm lam Bắc Mê cùng với hương lá dong và lá chuối nướng tạo nên bữa ăn hấp dẫn. Và bạn có thể thưởng thức đặc sản này ăn kèm muối vừng, lạc hay cá nướng nha.
Xem thêm : Đặc sản Hưng Yên
Những món Đặc sản Hà Giang làm quà tặng cực ngon
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Hà Giang
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Hà Giang, là tuyệt phẩm từ những cây chè cổ thụ, đặc biệt phù hợp làm quà cho người yêu chè. Điểm độc đáo của trà Shan Tuyết là quá trình hái trực tiếp từ cây trà shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được trồng ở vùng núi cao ở Hà Giang.
Với nhu cầu sử dụng cao, trà Shan Tuyết tại Hà Giang được thu hoạch 4 lần mỗi năm và sau đó được làm khô và đóng gói chặt chẽ để duy trì độ tươi ngon và chất lượng. Vì thế đây chính là một món quà ý nghĩa và sang trọng.
Rượu Ngô Hà Giang
Rượu Ngô Hà Giang - Đặc sản đậm tình vùng cao, nổi tiếng từ đất đai của người H’mông. Với hương vị ngọt, thơm đặc biệt, loại rượu này là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hà Giang. Sử dụng ngô trồng trên núi và men tự nhiên, rượu ngô Hà Giang không chỉ dễ chịu mà còn ngon miệng, không gây đau đầu.
Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những hương vị đặc trưng này khi bạn ghé thăm Hà Giang. Món đặc sản này không chỉ làm quà ý nghĩa mà còn là điểm độc đáo trong chuyến du lịch của bạn đấy nhé!
Mật ong bạc hà
Mật ong bạc hà - đặc sản Hà Giang lý tưởng làm quà biếu với những công dụng đặc biệt của nó. Được chiết xuất từ mùa hoa bạc hà nở trên cao nguyên đá Đồng Văn từ tháng 10 đến tháng 1, loại mật ong này không chỉ hiếm có mà còn mang đến vị ngọt thanh từ bạc hà, tạo cảm giác thư thái và dễ chịu khi sử dụng.
Vì chỉ có vào mùa hoa bạc hà, việc chế biến và khai thác mật ong bạc hà là khá đặc biệt và không phải ai cũng có cơ hội mua được mật ong này tại Hà Giang. Điều này làm cho mật ong bạc hà trở thành một lựa chọn quà biếu hấp dẫn cho nhiều du khách khi ghé thăm vùng đất nổi tiếng này.
Hồng không hạt
Hồng không hạt Quản Bạ - đặc sản Hà Giang, mang đến hương vị giòn, ngọt thanh và chát nhẹ. Với địa hình cao và khí hậu mát mẻ quanh năm, cây hồng không hạt ở Hà Giang sở hữu hương vị đặc trưng, ngọt bùi và hơi chát.
Hồng không hạt được hái về không ăn ngay mà phải ngâm vài ngày. Sau đó, bạn sẽ thưởng thức vị giòn tan, ngọt ngọt nhẹ và hương thơm dễ chịu. Loại quả này không chỉ ngon mà còn giữ được hình dáng và chất lượng tốt, vì thế rất thuận tiện cho việc làm quà biếu và di chuyển đi xa.
Bánh chè lam tam giác mạch
Bánh chè lam tam giác mạch - đặc sản Hà Giang, dễ mua và dễ dùng mà bạn không nên bỏ qua. Sản phẩm này không sử dụng bột gạo thông thường, bánh chè lam Hà Giang được làm từ bột hạt tam giác mạch. Hạt tam giác mạch được thu hoạch, phơi khô, xay thành bột để làm bánh.
Thức bánh này không chỉ hấp dẫn với hương vị ngọt mà còn có độ mềm xốp, dễ ăn. Đây không chỉ là món quà lý tưởng để du khách thưởng thức mà còn là món quà dân dã và đậm đà văn hóa mà bạn có thể mua về làm quà.
Gạo Già Dui Xín Mần
Gạo Già Dui Xín Mần - đặc sản Hà Giang nổi tiếng với hạt ngắn, chấm trắng nhỏ dưới bụng gạo và hương vị thơm ngon đặc trưng. Đây là đặc trưng không thể thiếu trong những bữa cơm thiết đãi khách quý ở Hà Giang.
Cam Hà Giang
Cam Hà Giang - loại cam mọng nước và ngọt ngon hảo hạng, đặc trưng cho vùng cao nguyên đá. Cam Hà Giang có vỏ và ruột đỏ vàng, đặc trưng không thể nhầm lẫn. Khi chín, vỏ rám lại và sần sùi. Nếu muốn vị chua nhẹ, tốt nhất bạn nên chọn cam xanh. Nhưng nếu muốn cam ngọt thì bạn nên chọn trái rám với vỏ đã ngả vàng. Bạn có thể tận hưởng cảnh đẹp Hà Giang và mang về những trái cam hấp dẫn để làm quà chắc hẳn cực thích hợp đấy!
Xem thêm : Hưng Yên nổi tiếng với loại quả nào?