Uống trà gì để giảm mỡ máu? Top 5 loại trà giảm mỡ máu tốt nhất!

Uống trà gì để giảm mỡ máu? Top 5 loại trà giảm mỡ máu tốt nhất!

Có nhiều lý do để ngày càng nhiều người lựa chọn trà hạ mỡ máu như một phương pháp hỗ trợ điều trị.

  • Uống trà giảm mỡ máu là một trong những cách chữa mỡ máu cao tại nhà dễ thực hiện. Nguyên liệu dễ kiếm, dễ mua, cách hãm trà, đun trà cũng rất đơn giản.
  • Có một số loại trà túi lọc người bệnh có thể mang đi sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
  • Trà có nguyên liệu từ thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính.
  • Không chỉ giúp giảm các chỉ số mỡ mà uống trà còn có lợi cho sức khỏe nói chung. Nó cũng tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh.

TOP 10 CÁC LOẠI TRÀ GIẢM MỠ MÁU HIỆU QUẢ NHẤT

Có rất nhiều loại trà giúp giảm mỡ máu. Có những loại rất dễ mua hoặc hái trong vườn nhà. Tuy nhiên có những nguyên liệu trà khó kiếm hơn. Tùy thuộc vào điều kiện, người bệnh có thể lựa chọn một vài loại trà dưới đây :

Trà lá sen khô

Trong lá sen có nhiều hoạt chất alkaloids và flavonoid, có tác dụng giảm mỡ và chống xơ vữa động mạch. Vì vậy lá sen thường được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.

Trà lá sen trị béo phì, hạ cholesterol máu cao

Uống trà lá sen trị béo phì, hạ cholesterol máu cao

Cách dùng trà lá sen khô giảm mỡ máu:

- Cách 1: Chọn 30g lá sen loại bánh tẻ đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Dùng để sắc hoặc hãm uống thay nước hằng ngày.

- Cách 2: Hãm lá sen cùng hoa hòe mỗi vị 10g, cúc hoa vàng 4g. Sắc uống thay nước hằng ngày.

Xem thêm : Top 10 loại trà tốt cho người già - Dễ ngủ, khỏe hơn, minh mẫn hơn

Uống trà Kỷ tử giúp giảm mỡ máu

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú như:

- Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản;

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan.

- Chống oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi của cơ thể.

Vì vậy, uống trà kỷ tử thường xuyên sẽ giúp ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, tăng cường độ bền vững thành mạch, tăng khả năng phục hồi trí óc, lưu thông huyết mạch…, rất có ích cho người bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch.

tra-ky-tu

Cách pha trà kỷ tử

- Phối 5g Kỳ tử cùng 5g Ngưu tất, 5g quyết minh tử, 3g hòe hoa, 5g hà thủ ô đỏ + đậu đen, 2g quy thân, 5g bạch quả, 1g cam thảo bắc.

- Đem các nguyên liệu trên cho vào phích dung tích khoảng 1 lít, đổ nước sôi 100 độ C, đậy kín và hãm trong khoảng 20 phút.

- Khi uống thì mới chiết ra để dùng dần. Có thể dùng để uống thay nước hằng ngày.

Trà giảm mỡ máu từ Giảo cổ lam

Trong Giảo cổ lam có chứa 2 thành phần chính là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Đây là những thành phần rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao, người béo phì, huyết áp cao... với những tác dụng đã được chứng minh như:

- Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não.

- Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch.

- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Trà giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu

Uống trà giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu

tra-giao-co-lam

Cách dùng:

Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Uống trà giảo cổ làm thường xuyên sẽ giúp bạn giảm mỡ máu hiệu quả.

Xem thêm bài viết : Những Loại Trà Hoa Nổi Tiếng, Mang Lại Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe

Trà Atiso đỏ - Giảm mỡ máu hiệu quả

Trong cây Atiso đỏ có chứa anthocyan 1,5%, acid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Đặc biệt hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Trà Atiso đỏ điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp

Uống trà Atiso đỏ giúp điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp

tra-atiso-do

Cách dùng:

Chuẩn bị 30g hoa Atiso đỏ khô, 700ml nước. Đem nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống trà hết trong ngày.

 Trà nấm Linh chi

Trong nấm linh chi có nhóm Sterois có tác dụng chống rối loạn Cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, trung hòa virus, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời phòng tránh được các bệnh lý huyết áp cao, mỡ máu cao, men gan và xơ gan. Vì vậy, trà nấm linh chi rất thích hợp cho người bị mỡ máu cao sử dụng.

Trà nấm linh chi phòng rối loạn cholesterol, bị mất ngủ có kèm theo tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh gan, ho hen, thể chất hư nhược

Trà nấm linh chi phòng rối loạn cholesterol, bị mất ngủ có kèm theo tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh gan, ho hen, thể chất hư nhược

Cách dùng:

Nấm linh chi thái nhỏ, nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3 g, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì uống trà được, uống thay nước trong ngày.

Trà xanh

Theo TS. Trần Thị Thu Vân, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam chia sẻ: "Trà xanh có tính lạnh, vị ngọt đắng, không độc hại, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tan đờm, tiêu hóa thức ăn. Trong lá trà xanh cũng chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng bệnh xơ cứng động mạch, giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể". Vì vậy, uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Các flavonoid trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.

Trà xanh cũng giúp cơ thể tránh được những tổn hại do đau tim hoặc đột quỵ gây ra. Tiến sĩ Anastasis Stephanou và cộng sự tại Viện Sức khỏe trẻ em (Anh) đã phát hiện ra rằng trong trà xanh có một hợp chất hóa học có tên epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ, qua việc ngăn chặn hoạt động của protein Stat1.

Trà xanh giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu

Uống trà xanh giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu

Cách dùng:

Bạn có thể hãm trà xanh để uống hằng ngày giữa các bữa ăn. Chú ý không uống trước khi ngủ và không uống trà quá đặc.

Trà Hà thủ ô

Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô. Nhờ đó nó mang đến những tác dụng như:

- Làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch;

- Có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lị.

tra-ha-thu-o

Cách dùng:

Chuẩn bị các nguyên liệu: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ khoảng 15 – 30g. Sau đó đem hãm nước sôi uống thay nước trong ngày. Uống trà Hà thủ ô mỗi ngày sẽ giúp giảm mỡ máu hiệu quả.

Uống Trà Gừng giúp giảm mỡ máu

Hoạt chất gingerol trong gừng thúc đẩy phân hủy chất béo, ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

Khi uống 1 ly trà gừng tươi, cơ thể sẽ tăng cường trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình “đốt cháy” chất béo. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy, trà gừng làm giảm sự thèm ăn, giúp cơ thể tái tạo tế bào và cơ nhanh hơn sau khi tập thể dục. Gừng cũng là loại thảo dược có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Trà gừng giúp ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể

Uống trà gừng giúp ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

tra-ha-thu-o

Cách dùng:

Gừng tươi cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng, cho khoảng 4-6 lát vào nước lọc, dung lượng khoảng 2 cốc. Đổ nước vào nồi đun sôi rồi để lửa nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước gừng vừa đun ra ly, cho mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều là có thể thưởng thức.

Trà hoa cúc

Trà một trong những loại trà thảo dược giảm mỡ máu, huyết áp, mát gan, làm đẹp da được các chuyên gia đánh giá cao và khuyến cáo nên sử dụng hằng ngày. Trà hoa cúc chứa nhiều flavones giúp làm giảm huyết áp và cholesterol, từ đó giúp bảo vệ nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.

tra-ha-thu-o

Cách dùng:

Hãm trà hoa cúc uống hằng ngày để làm giảm mỡ trong máu. Bạn có thể chọn các loại cúc như: cúc mâm xôi, cúc tiến vua, cúc la mã, cúc vàng Đà Lạt,... để hãm trà. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống trà hoa cúc quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 tách trà hoa cúc.

Xem thêm bài : Bật mí Cách Trị đau họng với trà hoa cúc chi mật ong

Trà xạ đen giảm mỡ trong máu nhanh và hiệu quả

Có lẽ đây là loại trà còn khá xa lạ đối với nhiều người. Xạ đen được trồng chủ yếu ở vùng núi cao Hòa Bình. Từ lâu nó đã xuất hiện trong các bài thuốc chữa ung thư, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

Trong xạ đen có chứa các hoạt chất quý là Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A. Chúng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đào thải mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể.

Người bệnh có thể phơi khô 50 gram lá xạ đen rồi đun sôi cùng 1,5 lít nước trong 10 phút. Rồi chắt lấy nước uống thay trà. Đơn giản hơn có thể hãm như hãm trà.

Xem thêm bài viết : 6 Loại Trà Giúp Bạn Thải Độc Tố, Giảm Cân Hiệu Quả

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI UỐNG TRÀ GIẢM MỠ MÁU

Việc uống trà gì để giảm mỡ máu? đã được giải quyết ở trên, tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể và không phát huy được tác dụng của trà.

- Không dùng trà để qua đêm: Một số người hay có thói quen uống nước trà đã để qua đêm. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe vì sau một đêm có thể trong trà đã xuất hiện những nấm mốc và các loài vi sinh.

- Không uống trà ngay sau bữa ăn: Đây là một kết luận đã được các bác sĩ công nhận và khuyên bệnh nhân của mình làm theo. Nhiều người có thói quen pha một ấm trà ngay sau khi ăn, với mục đích tráng miệng, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên sự thật không hoàn toàn như vậy.

Khi uống trà sau bữa ăn, axit tanna có trong trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thức ăn gây khó tiêu. Theo chuyên gia, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, uống trà ngay sau bữa ăn còn làm loãng dịch dạ dày, khiến hệ tiêu hóa khó khăn hơn trong làm việc. Tốt nhất bạn nên đợi khoảng 20 phút sau bữa ăn hãy dùng trà.

- Không nên uống nước chè đặc thường xuyên: Uống chè đặc thường xuyên không chỉ không đem lại tác dụng mà nó còn làm ảnh hưởng đến cơ thể, nhất là những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận. Do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.

- Không nên uống trà xanh quá nóng: Mùa đông lạnh, nhiều người có sở thích uống một chén trà xanh nóng. Nhưng nhiệt độ quá cao của trà xanh có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Vì thế, bạn chỉ nên uống vừa phải trà xanh và đừng uống quá nóng. Ngược lại, bạn không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng.

Bên cạnh việc uống trà giảm mỡ máu, người bị mỡ máu cao nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, đồng thời cần luyện tập thể thao hợp lý để duy trì cân nặng lí tưởng, tránh béo phì.  Hy vọng bài viết trên đây của Khimfood.com đã giúp bạn hiểu được về các loại trà giúp giảm mỡ máu nhanh và hiệu quả !

Đang xem: Uống trà gì để giảm mỡ máu? Top 5 loại trà giảm mỡ máu tốt nhất!

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng