1 bắp Ngô nếp bao nhiêu Calo? Ăn ngô nếp có béo không?

1 bắp Ngô nếp bao nhiêu Calo? Ăn ngô nếp có béo không?

Ngô nếp hay ngô sápbắp nếp là giống ngô có đặc tính dính hơn ngô thông thường, do thành phần tinh bột chủ yếu là amylopectin.

Trong hạt ngô thông thường, tinh bột được cấu tạo từ các phân tử polysaccharid mạch nhánh (amylopectin) và mạch thẳng (amylose). Ngô nếp là một trong những cây lương thực được trồng phổ biến. Nhiều người thích ăn ngô nếp vì loại ngô này thơm và dẻo, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nhưng ngô nếp bao nhiêu calo? Ăn ngô nếp có béo không? là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng Khimfood.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé !

Các loại ngô nếp

Ngô nếp trắng

Ngô nếp trắng là một loại thực phẩm được trồng rất nhiều ở nước ta. Đây là một loại quả vừa ngon, lại có rất nhiều chất khoáng chất và vitamin. Bắp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cơm bắp, chè bắp, sữa bắp,... bất kỳ món gì cũng tạo nên hương vị tuyệt hảo.

 

Trong bắp nếp có nhiều chất xơ, chất béo, omega 3, đường, vitamin C,... tốt cho cơ thể.

Trong 100g bắp nếp có khoảng 177 Kcal.

Ngô nếp tím

Ngô nếp tím có tên khoa học là Zea mays L, có nguồn gốc từ Peru, thường được làm thực phẩm hay đồ uống. Giống ngô nếp tím trên thị trường hiện tại là loại ngô được lai giống, có hai màu tím và trắng xen kẽ, có xuất xứ từ Thái lan, loại ngô nếp này có năng suất cao và không kén đất trồng.

 
Loại ngô nếp tím không chỉ có màu sắc mới lạ mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, hoạt chất chống oxy hóa cao, tốt cho sức khỏe. Nó có thể chế biến thành ngô nếp luộc, sữa ngô,...rất ngon và hấp dẫn. Hiện nay, giống ngô nếp này là đặc sản của người H’ Mông, trồng nhiều ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...

Ngô nếp bao nhiêu calo?

Ngô nếp khác ngô ngọt ở chỗ, ngô nếp có hạt màu trắng ngà, khi chín ăn rất dẻo do chứa loại tinh bột có tên amylopectin. Nhìn bên ngoài bắp ngô nhỏ hơn, ngắn hơn bắp ngô ngọt và nhìn khá mập mạp.

1 bắp ngô nếp bao nhiêu calo? Thông thường, một bắp ngô nếp nặng khoảng 160g và phần thịt ăn được chiếm khoáng 100g. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 bắp ngô nếp luộc nặng khoảng 150g thì sẽ cung cấp khoảng 250 calo. Ngoài ra, lượng calo của một bắp ngô nếp sẽ thay đổi phụ thuộc vào trọng lượng và cách chế biến bắp ngô. 

Ngoài calo, bắp ngô nếp còn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể khác như:

  • Tuy không phải thực phẩm giàu protein, nhưng bắp nếp cũng cung cấp một lượng chất đạm nhất định. 
  • Chất xơ (chủ yếu là chất xơ không hòa tan), chiếm từ 9 - 15% thành phần dinh dưỡng của bắp ngô. Chất xơ là một thành phần hỗ trợ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và cũng cực hữu ích trong việc hỗ trợ giảm cân
  • Đặc biệt, trong ngô nếp có hàm lượng khá cao các vitamin A, B, D cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Sắt, magie, kali...
  • Trong ngô nếp có chứa một chất chống oxy hóa có tên là axit ferulic.
  • Thành phần zeaxanthin, lutein trong ngô nếp rất tốt cho thị lực.
100g ngô nếp chứa bao nhiêu calo? Theo như cách tính ở trên thì cứ 100gr Ngô nếp chứa 167 calo các bạn nhé !

Ăn ngô nếp có béo không?

Việc ăn một thực phẩm nào đó có gây tăng cân hay không, không phụ thuộc hoàn toàn vào lượng calo có trong thực phẩm đó. Mỗi chúng ta nên biết cách tính calo trong thức ăn để điều chỉnh lượng calo mình nạp vào cơ thể qua đồ ăn và thức uống hàng ngày. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành muốn duy trì cân nặng hiện tại nên nạp vào cơ thể 1800 - 2000 calo mỗi ngày. Nếu bạn ăn ngô nếp mà vẫn đảm bảo được con số này, bạn sẽ không sợ tăng cân. Ngược lại, nếu ăn ngô nếp nhưng không giảm tiêu thụ các loại thực phẩm khác, khiến tổng calo tiêu thụ trong một ngày vượt quá nhu cầu của cơ thể thì việc tăng cân không có gì khó hiểu. 

Khi đã biết ngô nếp bao nhiêu calo, bạn có thể yên tâm rằng nếu ăn khoảng 2 - 3 bắp ngô nếp trong một bữa và không ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào khác, bạn vẫn cung cấp đủ calo để duy trì cân nặng.

Ăn ngô nếp đúng cách không những không gây tăng cân mà còn có thể hỗ trợ giảm cân. Trong một thực đơn ăn kiêng, ngô nếp thậm chí còn được ưa dùng hơn cơm trắng. Lý do là bởi lượng tinh bột và protein ít hơn nhưng lượng chất xơ lại cao hơn. Chất xơ cao giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Nhờ đó, chúng ta có thể giảm bớt lượng ăn mà không bị những cơn đói hành hạ. Tiêu hóa chất xơ cũng mất nhiều thời gian hơn nên cơ thể cần đốt cháy nhiều calo hơn. Điều này cũng rất hữu ích cho quá trình giảm cân.

Món ngon từ ngô nếp ăn không sợ béo

Ngô nếp luộc

 

Ngô nếp có thể chế biến được thành nhiều món ăn như ngô luộc, ngô hấp, ngô chiên, ngô nướng mỡ hành, xôi ngô... Tuy nhiên, ngô luộc và ngô hấp vẫn là món ít calo nhất và phù hợp với những ai muốn kiểm soát cân nặng. Bạn có thể ăn ngô luộc vào bữa sáng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong nửa ngày. Nước ngô luộc dùng để uống vừa giúp thanh lọc cơ thể, mát gan lại vừa hỗ trợ giảm cân

Ngô nấu súp

Dùng ngô nếp nấu súp cũng là lựa chọn của nhiều người. Nguyên liệu để nấu súp ngô bao gồm: Ngô nếp, nấm hương, cà rốt, trứng gà, thịt gà, bột năng... Một bát súp ngô nếp là bữa trưa hoặc bữa tối hoàn chỉnh và đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, khi ăn súp ngô bạn cũng cần lưu ý đến lượng calo để ăn một lượng phù hợp.

Ngô làm salad

Ngô nếp luộc tách hạt có thể dùng để trộn salad. Kết hợp ngô luộc với các nguyên liệu khác như đậu hà lan, cà chua bi, xà lách, các loại rau quả khác... Bạn có thể trộn các nguyên liệu này với các loại nước sốt là có ngay một món ăn giảm cân vừa ngon lại vừa lành.

Nếu không muốn tăng cân, bạn nên hạn chế ăn ngô nếp xào mỡ hành, ngô nếp nướng mỡ hành…mặc dù đây đều là những món ngon khó cưỡng. Khi chế biến ngô, hạn chế cho thêm những nguyên liệu giàu chất béo như bơ, dầu, mỡ. Chúng vừa là nguyên nhân gây tăng cân vừa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp.

Ngô nếp sấy giòn nguyên vị

 

Ngô nếp sấy giòn nguyên vị không tẩm đường, muối hay gia vị khác vẫn giữ được vị ngọt, thơm và giúp ngô giòn xốp, dễ ăn. Nếu các bạn đã cảm thấy chán với Ngô luộc, ngô trộn thì có thể sử dụng Ngô nếp sấy giòn nhé. Tuy nhiên Ngô nếp sấy giòn có sử dụng dầu thực vật, nên khi sửu dụng món ăn này trong quá trình giảm kilo các bạn nhớ tính toán lại lượng calo nha.

Mua ngô nếp sấy giòn nguyên vị tại website của Khimfood : Tại đây

Lưu ý khi ăn ngô nếp

Ngô có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ giảm cân khiến nhiều người lầm tưởng ăn càng nhiều ngô càng tốt. Thực tế, ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như:

  • Ngô là loại ngũ cốc có chỉ số đường huyết khá cao. Nếu ăn nhiều ngô có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Ngô giàu chất xơ, điều này tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng khi ăn quá nhiều chất xơ có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Ngô có chứa nhiều lectin, một loại protein mà chúng ta không thể tiêu hóa. Đây là lý do nếu ăn quá nhiều ngô có thể là nguyên nhân gây viêm ruột, hội chứng ruột kích thích.
  • Ngô chứa nhiều tinh bột. Nếu tiêu thụ lượng lớn tinh bột có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Một số người có cơ địa mẫn cảm có thể bị dị ứng sau khi ăn ngô. Một số triệu chứng dị ứng thường gặp như phát ban, nôn ói, ho hen...
  • Những người mắc các bệnh như xơ gan, viêm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản không nên ăn ngô.

Ngô nếp có phải đồ nếp không?

Ngô là một loại thực phẩm tốt, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ngô có thể làm được rất nhiều món ăn ngon phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày. Và theo y học, Ngô nếp không phải là đồ nếp. Ngô nếp không có tác động tiêu cực đến da hoặc mô cơ thể của bạn. Đặc biệt nhờ các vitamin nhóm B hay còn gọi là folate giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, sản sinh tế bào do đó vết thương càng nhanh chóng phục hồi hơn.

Vì vậy khi cơ thể có vết thương hở thì vẫn có thể ăn bắp một cách thoải mái mà không lo sợ bị sẹo lồi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngô nếp mà Khimfood muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết các bạn đã biết được 1 bắp ngô nếp bao nhiêu calo? Ăn ngô nếp có béo không? Và những lưu ý khi ăn ngô nếp. Nếu thông tin hữu ích hay ủng hộ cho Khimfood 1 share nha ! Thank You !

Đang xem: 1 bắp Ngô nếp bao nhiêu Calo? Ăn ngô nếp có béo không?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng