Mật ong kỵ với gì? Tác dụng phụ của mật ong là gì?

Mật ong kỵ với gì? Tác dụng phụ của mật ong là gì?

Các loại mật ong nói chung đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, dễ sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, các loại thực phẩm trong tự nhiên đều có tính hợp và không hợp (kỵ) với các thực phẩm khác. Vậy mật ong kỵ với gì? Tác dụng phụ của mật ong là gì?  Khimfood xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé :

Mật ong kỵ với gì?

Không phải bất kì thực phẩm nào cũng được dùng chung được với mật ong, dưới đây là một số thực phẩm tiêu biểu mà bạn nên tránh dùng kèm với mật ong như sau:

Mật ong kỵ Sữa đậu nành

Sữa đậu nành và sản phẩm đậu hũ (được làm từ hạt đậu nành), bạn nên tránh dùng chung với mật ong. Vì thành phần đường của mật ong có xu hướng tương tác với thành phần thạch cao trong đậu hũ, gây ra hiện tượng đông cứng hoặc vón cục bên trong dạ dày của bạn.

Do đó, nếu ăn đồng thời hai loại thực phẩm này sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc hụt hơi, thậm chí là hôn mê, nhất là đối với những ai bị bệnh tim mạch.

Mật ong kỵ  Cá chép

Sử dụng đồng thời cá chép và mật ong sẽ gây ra hiện tượng trúng độc, hoặc ngộ độc thực phẩm. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể nấu cam thảo và đậu đen uống để giải độc, hoặc đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!

Mật ong kỵ với Cơm trắng

Nếu bạn ăn cơm chung với mật ong, thì có thể xuất hiện tình trạng đau dạ dày ngoài ý muốn. Vì cơm vốn có tính hàn trong khi mật ong lại có đặc tính bồi bổ, nên trong Đông y đây là hai thực phẩm kỵ nhau.

Không pha mật ong với Nước đun sôi

Do mật ong chứa lượng lớn enzyme, khoáng chất và vitamin. Nếu bạn hòa tan mật ong với nước sôi thì các thành phần dinh dưỡng này sẽ bị biến chất hoặc giảm chức năng vốn có của chúng, đồng thời mùi vị và màu sắc của mật ong sẽ bị thay đổi.

Vì thế, hãy pha mật ong với nước ấm khoảng 35 độ C thôi bạn nhé!

Mật ong kỵ Lá hẹ

Nhiều người áp dụng mẹo dân gian để trị ho cho trẻ bằng cách nấu nước lá hẹ, rồi pha chung với mật ong để uống. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp nếu như trẻ có hệ tiêu hóa ổn định, còn nếu không sẽ gây tiêu chảy cho trẻ.

Mật ong kỵ với Thì là

Việc dùng chúng thì là với mật ong sẽ tạo ra một số hợp chất dễ gây tổn thương gan hoặc xuất hiện tình trạng sưng đau mắt đỏ.

Mật ong kỵ với Cua/ghẹ

Sau khi bạn thưởng thức các món làm từ cua như cua hấp, cua rang muối, súp cua hoặc bất kì món ăn nào có chứa thịt cua, thì không nên tráng miệng bằng đồ uống có chứa mật ong.

Vì hai thực phẩm này vốn kỵ nhau, sẽ kích thích đường ruột và khiến bạn dễ bị tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.

Mật ong kỵ Cá diếc

Cá diếc kỵ với mật ong, chúng sẽ gây ra hiện tượng trúng độc kim loại nặng và có thể gây tử vong nếu như không kịp thời xử lý.

Mật ong kỵ với Hành

Trong hành có chứa một số hợp chất, chúng khi gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong sẽ gây ra phản ứng hóa học.

Kết quả của quá trình này là sinh ra hợp chất có độc, có thể gây ra hiện tượng trướng bụng hoặc tiêu chảy ở người dùng, cũng như các dấu hiệu khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Bộn sắn dây kỵ với mật ong?

 

Theo dân gian ngàn xa xưa lưu truyền thì mật ong được cho là cấm kỵ với bột sắn dây. Nhưng trên thực tế thì cũng có tồn tại trường hợp những người sử dụng bột sắn dây cùng với mật ong một cách thường xuyên nhưng vẫn không có biểu hiện triệu chứng gì.  Do vậy, khi chúng ta sử dụng mật ong cùng với sắn dây cần nên chú ý. Nhưng nếu khi có triệu chứng thì cần tạm dừng ngay.
 

Những lưu ý sử dụng mật ong cùng với các thực phẩm cấm kỵ

Nhiều người đã đặt những câu hỏi ” Đối với các thực phẩm bị cấm kỵ như vậy không lẽ chúng ta không sử dụng luôn sao?” Trên thực tế thì mỗi ngày chúng ta ăn rất nhiều thứ.

Nhưng chỉ cần sử dụng các thực phẩm bị liệt kê là cấm kỵ cùng với mật ong, uống trước hoặc sau khi ăn từ 1-2 tiếng đồng hồ thì không ảnh hưởng gì.

Một lưu ý rằng mình vẫn hay được nhắc đó là không được sử dụng mật ong đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Qua những thông tin của bài viết trên, Khimfood hi vọng bạn có thể nắm được những loại thực phẩm, chất liệu nào có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe khi dùng chung với mật ong. Qua đó, giúp cho gia đình cùng với người thân của ngày càng có sức khỏe, khỏe mạnh

Những Tác dụng phụ của mật ong

Bên cạnh lợi ích mật ong mang lại, thì loại thực phẩm tự nhiên này vẫn gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như:

1. Có thể gây tăng cân : Mật ong được sử dụng như chất tạo độ ngọt cho món ăn và đồ uống, không những thế hàm lượng calo cũng tương đối cao (khoảng 64 calo trong mỗi muỗng canh mật ong).

Nếu không kiểm soát được liều lượng tiêu thụ, cơ thể bạn sẽ có thể bị tăng cân vì đường và calo đều là hai yếu tố liên quan đến chỉ số cân nặng.

Xem thêm bài viết : Mật ong bao nhiêu calo? Ăn mật ong có béo không?

2. Có thể gây ra dị ứng : Dị ứng với mật ong rất ít khi xảy ra, nhưng vẫn có trường hợp này trên cơ địa của một số người. Chẳng hạn, người bị dị ứng với phấn hoa cũng có thể bị dị ứng với mật ong, làm xuất hiện tình trạng phát ban, buồn nôn, sưng mặt hoặc sốc phản vệ.

Nguyên nhân làm xuất hiện dị ứng mật ong là do thành phần keo ong - đây là một chất mà con ong sử dụng trong quá trình xây tổ của chúng.

3. Có thể gây ra ngộ độc cho trẻ sơ sinh : Mật ong có thể chứa một chủng vi khuẩn gọi là C.botulinum, khiến cho trẻ sơ sinh bị ngộ độc nếu như ăn phải bào tử của nhóm vi khuẩn này.

Do đó, các nhà khoa học nghiên cứu đã khuyến cáo rằng: mật ong không nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì bào tử vi khuẩn C.botulinum sẽ tạo ra độc tố làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra ngộ độc như táo bón, mí mắt bị chùng xuống, làm suy hô hấp, tiếng khóc yếu, thậm chí là giảm đi các biểu hiện của trẻ trên khuôn mặt.

4. Làm tăng lượng đường trong máu : Như chúng tôi đã chia sẻ phía trên, hàm lượng đường trong mật ong rất cao nên đây là thực phẩm cần tránh cho những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Thực tế, việc uống mật ong trong khoảng thời gian dài làm tăng nồng độ hemoglobin A1C - có khả năng liên kết với glucose trong máu. Chỉ số hemoglobin A1C trong máu càng cao thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng nhiều.

Không những thế, thành phần đường fructose trong mật ong có thể làm tăng nồng độ triglyceride và gây rối loạn phản ứng glucose theo nhiều cách khác nhau.

5. Có thể gây tiêu chảy : Khi bạn tiêu thụ nhiều mật ong trong mỗi lần ăn thì có thể bị tiêu chảy do hàm lượng fructose gây ra.

6. Gây ngộ độc thực phẩm : Trong mật ong vẫn có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc và nấm men từ phấn hoa cũng như môi trường trong suốt khoảng thời gian mà mật ong được chứa trong tổ. Do mật ong có đặc tính kháng khuẩn nên những tác nhân này không gây hại cho sức khỏe người dùng.

Tuy nhiên, nếu mật ong bị ô nhiễm từ quá trình xử lý, đóng gói hoặc chứa nhiều bụi bẩn từ môi trường xử lý thì những mầm bệnh từ quá trình hoạt động của vi khuẩn và nấm mốc bên trong mật ong có thể gây hại cho người sử dụng như các dấu hiệu liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

7.  Có thể làm sâu răng : Nếu tiêu thụ mật ong trong khoảng thời gian dài, hàm lượng đường của mật ong sẽ khiến bạn dễ bị sâu răng, nhất là trẻ em nếu như không sử dụng đúng cách.

8. Ngăn cản quá trình đông máu : Tuy chưa có bằng chứng cụ thể về việc mật ong làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến máu thì tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn dùng thực phẩm này.

Xem bài viết : Uống mật ong hàng ngày có tốt không? Ai không nên uống mật ong?

Mật ong để được bao lâu?

Nhìn chung, mật ong có thời gian sử dụng rất lâu, lên đến vài năm nếu như bạn biết cách bảo quản mật ong đúng cách. Chẳng hạn:

Nên đựng mật ong trong chai lọ làm bằng thủy tinh, trái lại không nên dùng chai lọ bằng kim loại vì dễ gây ra phản ứng hóa học từ lượng axit vốn có của mật ong.
Bảo quản mật ong ở nhiệt độ phòng, tốt nhất là dao động từ 21 - 27 độ C. Đồng thời, tránh để mật ong gần với những vật dụng tỏa nhiệt lớn như tủ lạnh, tivi và lò nướng.
 + Vặn chặt nắp chai đựng mật ong giúp giữ cho hương vị và màu sắc mật ong được tốt hơn.
 + Tránh dùng các đồ dùng làm bằng kim loại để đựng mật ong.
 + Tránh bảo quản mật ong trong tủ lạnh, vì mật ong bị kết tinh rất khó để trang trí món ăn..

Những ai nên sử dụng mật ong?

Mật ong được biết là sản phẩm có dinh dưỡng rất đặc biệt tốt đối với trẻ nhỏ cũng như với người cao tuổi. Bởi mật ong có khả năng cải thiện cho hệ miễn dịch cũng như chống lão hóa. Bên cạnh đó thì Mật ong là một “sản phẩm vàng” dành cho những người bị huyết áp cao hay những người bị hen suyễn.

Mặc khác, chúng ta không nên cho các bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong. Bởi vì hệ miễn dịch của trẻ kém nên sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công đường ruột gây độc tố. Trường hợp này có lẽ ít xảy ra nhưng nếu ở trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến cả thần kinh của trẻ, rất nguy hiểm.

Mật ong cũng hữu ích dành cho các vận động viên bởi vì nó đã giúp nâng cao lượng đường có trong máu, qua đó giúp loại đi bỏ sự căng thẳng mệt mỏi. Mật ong có tác dụng tích cực trước hay sau khi vận động các hoạt động thể thao cũng như một ngày làm việc căng thẳng.

Hy vọng bạn đã hiểu hơn mật ong kỵ gì cũng như những tác dụng phụ của mật ong đối với sức khỏe ra sao rồi nhé! Chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe với việc sử dụng mật ong đúng cách.

Đặt mua mật ong hoa nhãn Hưng Yên chính gốc tại website : Mật ong hoa nhãn hưng yên, 1 Lít

Đang xem: Mật ong kỵ với gì? Tác dụng phụ của mật ong là gì?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng